Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Thế nào là trường phái “siêu thực” trong hội họa?


"Bách khoa Tự điển Triết học" giải thích:


“Trường phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và Phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Theo chủ trương, khuynh hướng nầy nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích của xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo…

“Những sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.

"Với trường phái hội họa này, những chủ thể rất bình dị được đặt trong một bối cảnh hoặc bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một sức sống mới, ý nghĩa mới, như tồn tại trong mơ cùng những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực. 

***

Đó là lời giải thích theo kiểu “hàn lâm” mà những người bình thường như chúng ta cảm thấy khó hiểu. Theo tôi, có một cách giải thích “bình dân” hơn là lấy một bức tranh của họa sĩ người Canada, Robert Gonsalves, làm ví dụ. 

Tôi cắt bức tranh thành 3 tấm hình riêng lẻ và ở tấm hình cuối là việc kết hợp những hình đó để hoàn thành một tác phẩm nguyên vẹn.

Tranh 1: Vẽ những thiếu nữ nhẩy múa trong trang phục toàn trắng...


Tranh 2: Cũng vẫn cùng chủ đề về các thiếu nữ trong trang phục toàn trắng.


Tranh 3: Vẽ cảnh dòng suối giữa rừng vào một đêm trăng sáng


Và cuối cùng là sự ráp nối 3 bức tranh trên để có một bức tranh “siêu thực” thứ 4 với chủ đề dòng thác vào một đêm trăng, với nước đổ xuống từ trên cao… Đó thực sự là những thiếu nữ trong trang phục toàn trắng.


Đây là một bức tranh sáng tác theo trường phái siêu thực! Đơn giản vậy thôi.

***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10 – Thời xuống lỗ)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả còn dự tính viết tiếp một Chương cuối cùng sẽ mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

***


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))

Popular posts